TRUMP LÀM TĂNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH


TRUMP LÀM TĂNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH
THÂM HỤT NGÂN SÁCH LIÊN BANG MỸ 2018

          Dr. Tristan Nguyễn, Washington D.C. 8/8/2018
          Theo báo cáo của Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội Mỹ – U.S Congressional Budget Office trong sáu tháng đầu năm tài chánh 2018 số tiền thâm hụt ngân sách liên bang đã là US$598 tỉ đôla.  Nếu so sánh cùng kỳ trong mười năm từ bây giờ trở về trước có cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008, nó đúng là số tiền cao nhất.  Trong năm tài chánh 2017 số tiền thâm hụt ngân sách cả năm là US$666 tỉ đôla.   
          Việc thâm hụt ngân sách liên bang tăng nhanh bởi vì Chi ra 2,5 lần nhanh hơn  THU vào. Chương trình cải tiến thuế của Trump đã làm mất bên THU số tiền US$22 tỉ đôla hay 22 phần trăm.  Về bên CHI, những món chi tiêu, không kể ra đây nhiều chi tiêu nhỏ, những chi tiêu lớn tiêu biểu gồm có An Sinh Xã Hội tăng US$19 tỉ đôla hay 4 phần trăm; chi trả tiền lời cho những món nợ tăng US$18 tỉ đôla hay 12 phần trăm.  Bộ Nội An chi tiêu tăng US$14 tỉ đôla hay 56 phần trăm.  Chi tiêu Quốc Phòng tăng US$12 tỉ đôla hay 4 phần trăm. 
          Đã có tiếng chuông cảnh báo khi Trump với luận điệu giảo biện là để kích thích đầu tư nên cắt giảm thuế cho các tập đoàn tư bản Mỹ và một số người Mỹ giàu.  Nhưng thực tế ngân sách liên bang không có gì bù vào số tiền đã cắt giảm thuế ở bên THU, và cộng thêm những khoản chi tiêu ở bên CHI chắc chắn Liên Bang Mỹ sẽ bị thâm hụt ngân sách liên bang trên US$1 ngàn tỉ đôla trong năm tài chánh 2018. Cho dù Trump luôn miệng nói rằng đã đang làm hết sức mình để giảm bớt thâm hụt ngân sách liên bang, nhưng trên thực tế Trump đang quản trị Liên Bang Mỹ theo chiều hướng làm tăng thâm hụt ngân sách liên bang lên cao nhất trong mười năm kể từ năm 2008.
          Vào ngày thứ Sáu 3/8/2018 chính phủ Liên Bang Mỹ cũng có báo cáo sáu tháng đầu năm 2018 về việc thâm hụt mậu dịch trong khu vực hàng hoá và dịch vụ đã là US$291,2 tỉ đôla.  Nó cao hơn nếu so sánh cùng kỳ với năm 2017, và việc thâm hụt mậu dịch này có khuynh hướng trở nên  lớn nhất kể từ năm 2008.
          Trump cho rằng Liên Bang Mỹ đã bị “thâm hụt mậu dịch to lớn -  America’s massive trade deficit” là bởi các nước Trung Cộng, Liên Bang Đức, và nhiều nước khác khai thác, lợi dụng những “thoả thuận mậu dịch rất ngu xuẩn – very stupid trade deals” của Liên Bang Mỹ. Cho nên hiện nay Trump phải chủ động gây chiến tranh mậu dịch với các nước để cân đối cán cân mậu dịch của Liên Bang Mỹ. Trump đã nhiều lần hứa hẹn với người dân Mỹ rằng trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump, cán cân mậu dịch sẽ được cân đối, nhưng tới nay sự thâm hụt mậu dịch và thâm hụt ngân sách liên bang đang theo chiều hướng gia tăng nhanh.
          Trong khi Trump đã có nổ lực giảm bớt thâm hụt mậu dịch thì Trump lại hiểu sai tính cách nhân tố và điểm chính của nó. Đó là ở cuối một chu kỳ tài chánh mà một gói kích cầu sẽ thúc đẩy tăng lên sự thâm hụt mậu dịch trong tương lai gần. Gói kích cầu là vừa qua Trump đã cắt giảm thuế lợi tức cá nhân, nên một số đông người dân Mỹ có thêm tiền để mua sắm. Đó không phải là kết quả của những hành động mậu dịch không công bằng của các nước đối với Liên Bang Mỹ. Chúng ta nên chú ý là có những nền kinh tế của mỗi tiểu bang khác nhau ở trong Liên Bang Mỹ hay nước Mỹ nói chung.
          Hầu hết các kinh tế gia Mỹ nghĩ rằng sự thâm hụt mậu dịch không thành vấn đề nghiêm trọng. Vấn đề chính là mậu dịch phải minh bạch; chính quyền không được can thiệp hoặc bảo hộ mậu dịch; các công ty hoàn toàn tư nhân, không phải quốc doanh trá hình.  Cái kiểu cách của Trump đã tài trợ cho nông dân Mỹ trồng đậu nành ở các tiểu bang Illinois, Iowa, Minnesota, Nebraska, North Dakota, South Dakota, Indiana, Missisouri, Ohio, Arkansas số tiền US$12 tỉ đôla để bù vào việc Trung Cộng không nhập cảng đậu nành của Mỹ nữa. Việc trợ cấp này không thể chấp nhận, vì nông dân Mỹ cần thị trường tiêu thụ lâu dài, chứ họ không cần chính quyền trợ cấp ngắn hạn hay dài hạn. Chính quyền trợ cấp ngắn hạn hay dài hạn đều là bảo hộ mậu dịch nên không thể châp nhận được trong thể chế tự do mậu dịch.
          Rất tiếc rằng Trump đã không nhìn thấy tình cảnh tự do mậu dịch của Liên Bang Mỹ đã và đang diễn tiến như vậy. Trump chỉ nhìn thấy toàn cảnh mậu dịch của các nước như một trò chơi “Bài Cào Ai Lớn Điểm Ăn Hết”, có nghĩa là một nước thắng thì các nước khác thua. Quả thật Trump đã từng nói rằng “dễ dàng chiến thắng chiến tranh mậu dịch – trade wars are easy to win” nên Trump đã phát động cuộc chiến với một số nước nhằm mục đích gây áp lực lên người lãnh đạo của các nước đó để họ thương lượng vấn đề mậu dịch với Trump, một người đại diện cho Liên Bang Mỹ, và một người tự kiêu hãnh là rất lão luyện trong việc thương lượng – deal maker.  
          Trong trận chiến chống sự thâm hụt của Liên Bang Mỹ, Trump đã đứng ở sân trước Dinh Tổng Thống Mỹ và tuyên bố chiến công của Trump rằng vào mùa xuân 2018 vừa rồi Trump đã thành công giảm bớt thâm hụt mậu dịch; tuy nhiên, sự thật rõ ràng là Trump đã sử dụng số liệu của Quí II so sánh với Quí I năm 2018 có giảm nhẹ không đáng kể. Trump đã bỏ qua một sự kiện quan trọng là sáu tháng đầu năm 2018 đã thâm hụt ngân sách liên bang và thâm hụt mậu dịch cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008 tới nay.
          Trong thời gian mùa xuân 2018 này khu vực xuất cảng của Liên Bang Mỹ đã tăng một cách đột ngột bất thường, vì các nước bạn hàng của Mỹ phải vội vàng mua hàng hoá Mỹ trước khi “Thuế Quan Của Trump” có hiệu lực. Tiếp theo là một khối lượng hàng hoá khổng lồ sẽ được các nước hấp tấp mua vào trước khi cuộc chiến tranh mậu dịch leo thang. Hiện tượng xuất cảng của Liên Bang Mỹ tăng nhanh sẽ chấm dứt khi bước sang thời gian sáu tháng cuối năm 2018, và tình trạng xuất cảng Mỹ dần dần suy trầm nặng nề. Đã có dấu hiệu báo trước như vậy.   
          Các kinh tế gia Mỹ đều đồng ý và nghĩ rằng Trump đã sai lầm khi cho rằng chính Trump có thể sửa chữa, ấn định lại thuế quan xuất nhập cảng để làm giảm thâm hụt mậu dịch của Liên Bang Mỹ. Có một nhân tố quan trọng mà Trump không biết tới, đó là thói quen hay mua sắm của người dân Mỹ đã thâm lậm vào máu của họ.  Cái thói quen “mua đồ trước, trả tiền sau” bằng thẻ tín dụng đã đang khiến người dân Mỹ không ngừng mua sắm. Không có cách nào để ngăn cấm hay làm cho họ giảm bớt mua sắm. Tự Do Mua Sắm Là Tự Do Cá Nhân chính Liên Bang Mỹ đã và đang cổ xuý cho người dân Mỹ làm như vậy. Đúng không? Chỉ khi nào người dân Mỹ giảm bớt mua sắm thì lúc đó sẽ có thể giảm bớt thâm hụt mậu dịch.  Trump có hiểu điều đó không?
          Hơn nữa, hiện nay Liên Bang Mỹ đã không sản xuất rất nhiều hàng hoá tiêu dùng. Người dân Mỹ không “THUA Trong Mậu Dịch” kiểu như Trump đã nói.  Người dân Mỹ có thể mua sắm các loại hàng hoá rẻ tiền mà hiện tại không còn sản xuất ở trong nước. Số tiền đôla Mỹ này mà người dân Mỹ đã tiêu xài có một vòng quay, nó chạy qua Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Đức hay những quốc gia nào có giao thương với Mỹ, rồi cuối cùng nó cũng quay trở lại Mỹ với dạng thức đầu tư ngoại quốc hay với việc mua công khố phiếu Mỹ. Trên thực tế Liên Bang Mỹ dưới sự quản trị của TT Trump đang trên đường dẫn tới thâm hụt ngân sách liên bang mỗi năm trên US$1ngàn tỉ đôla; như vậy Trump sẽ tìm ở đâu ra những nhà đầu tư ngoại quốc có sẵn đôla Mỹ.
          Cũng có một chuyện rất mỉa mai là khi Trump áp đặt thuế quan lên hàng hoá nhập cảng của các nước vào nước Mỹ sẽ không làm giảm bớt thâm hụt mậu dịch, bởi vì người dân Mỹ vẫn còn muốn mua các thứ hàng hoá này, và các công ty nhập cảng Mỹ cũng sẽ chịu trả thêm tiền cho các thứ hàng hoá nhập cảng này, rồi sau đó người tiêu thụ Mỹ phải chịu để họ tăng giá bán ra ở thị trường Mỹ. Cũng còn có một cách khác nữa là các công ty nhập cảng Mỹ sẽ mua hàng hoá từ các nước khác nhau mà những nước này đã không bị áp đặt thuế quan nhập cảng của Trump. Như vừa phân tích nêu trên, Trung đã không làm giảm sự thâm hụt, mà vẫn còn làm cho thâm hụt mậu dịch và thâm hụt ngân sách của Liên Bang Mỹ lên cao nhất trong mười năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008./.
          Dr. Tristan Nguyễn, Washington D.C. 8/8/2018

Comments

Popular posts from this blog

QUỐC KỲ MỚI CỦA NƯỚC TÂN VIỆT NAM

DỰ ÁN 2025 – PROJECT 2025