MƯU ĐỒ CỦA LIÊN BANG TÂN-NGA-PUTIN
MƯU ĐỒ CỦA LIÊN BANG TÂN-NGA-PUTIN
Lịch Sử Thế Giới Cho Thấy Cộng Sản Liên Sô
Tấn Công Xâm Lược Cộng Sản Tiệp Khắc
Vào Ngày
20 Tháng 8 Năm 1968 và sau đó áp đặt một
chính phủ chư hầu trong quỹ đạo Liên Sô.
Và ở đây cũng nhắc
lại một chút lịch sử Đông Âu sau Thế Chiến II, những người cộng sản Tiệp Khắc thân Liên Sô đã nắm quyền kiểm soát chính phủ dân chủ của
Tiệp Khắc vào năm 1948, sau đó Tiệp
Khắc được điều hành như một
quốc
gia theo Chủ Nghĩa Stalin cho đến năm 1964.
Ở trong nước Tiệp
Khắc vào thời gian 1964-1966 đã
dần dần có khuynh hướng tự do hóa xã hội Tiệp Khắc. Sinh viên và trí thức Tiệp Khắc lúc đó đã bắt đầu kích động những thay đổi giáo dục và
yêu cầu chấm dứt kiểm duyệt.
Vào tháng 4 năm 1968 ban lãnh đạo mới
của Chính Phủ Cộng Sản Tiệp Khắc đã công bố “Chương Trình Hành Động – Action Program” hứa hẹn các cuộc bầu cử dân chủ, tự do ngôn
luận và tự
do tôn giáo, bãi bỏ kiểm
duyệt, chấm dứt hạn chế đi lại cùng với các cải cách về công nghiệp và nông nghiệp.
Tổng Bí Thư Dubcek tuyên bố đưa ra “Chủ Nghĩa Xã Hội Với
Một Khuôn Mặt Con Người – Socialism With A Human Face”,
và Nhân
Dân Tiệp Khắc rất
vui mừng chào đón các cuộc cải
cách
xã hội. Nền văn hóa dân tộc lâu đời của Tiệp Khắc được
phục hưng, khởi sắc sống lại trong thời gian này được gọi là “Mùa Xuân Praha
– Prague Spring”.
Vào cuối tháng 6
năm 1968 một bản kiến nghị tên
“Hai Ngàn Lời – Two Thousand Words ” đã được phổ biến kêu gọi Chính
Phủ CS Tiệp Khắc thực hiện nhanh hơn nữa để đạt được Nền Dân Chủ Hoàn Toàn cho đất nước Tiệp Khắc. Sự kiện này đã làm cho Liên Sô và các nước chư hầu ở Đông
Âu hoảng hốt;
họ lo sợ xảy ra sự sụp đổ của Chủ Nghĩa Cộng Sản ở Tiệp Khắc.
Tổng Bí Thư Liên Sô Brezhnev đã cảnh cáo
TBT Dubcek nên ngừng các cải cách của Tiệp Khắc, nhưng Dubcek đã từ chối
và bác bỏ các mối đe dọa từ Liên Sô.
Vào tháng 7
năm 1968 Dubcek đã từ
chối tham dự một cuộc họp đặc biệt của các nước Đông Âu trong khối Hiệp Ước Warsaw.
Nhưng vào ngày 2 tháng
8 năm 1968, Dubcek đã đồng ý gặp Brezhnev tại Cierny, Slovakia.
Đến đêm 20 tháng 8 năm 1968 đã có gần 200.000 lính Liên Sô
kết hợp với lính Đông Đức, Ba Lan,
Hungary, Bulgaria và 5.000 xe tăng thuộc Liên Sô và Khối Hiệp Ước Warsaw Cộng Sản Đông Âu đã
tấn công xâm lược
nước Cộng Sản Tiệp Khắc. Đây là một cuộc triển khai lực lượng quân sự cộng sản lớn nhất ở Châu Âu kể từ khi Thế Chiến II kết thúc .
Cuộc
tấn công xâm lược Tiệp Khắc
– Czechoslovakia để phá nát “Mùa Xuân Praha – Prague Spring”. Mùa Xuân Praha –
Prague Spring Đã Là Một Thời
Gian Tự Do Hóa Ngắn Ngủi
Của Đất Nước Cộng Sản
Tiệp Khắc.
Nhân Dân Tiệp Khắc đã phản đối chiến tranh của Liên Sô Xâm Lược bằng sức phản kháng vũ trang nhỏ không đáng kể và các cuộc biểu tình đấu tranh bất bạo động. Nhưng họ không thể chống cự nổi với xe tăng Liên Sô, kết quả đã có vài trăm kháng chiến
quân Tiệp Khắc bị quân Liên Sô xâm lược giết chết.
TBT Dubcek và các lãnh đạo khác của chính phủ Tiệp Khắc cũng đã bị giam giữ và đưa đến Moscow. Trong khi đó, các cuộc biểu tình bất bạo động lan rộng cả nước vẫn tiếp tục diễn ra trên các
thành phố, và có hơn 100 người biểu tình đã bị quân đội Khối Hiệp Ước Warsaw bắn chết.
Đã có nhiều quốc gia nước ngoài lên án cuộc
chiến Liên Sô Xâm Lược Tiệp Khắc, nhưng họ không
có hành động quốc tế cụ thể
nào được thực hiện. Trong khi phần lớn trí thức và giới kinh doanh của Tiệp Khắc đã chạy trốn
sang các
nước Tây
Âu và Mỹ.
Vào ngày 27 tháng 8 năm 1968, Liên Sô đã đưa TBT Dubcek trở lại thủ đô Prague và thông báo rằng ông đã đồng ý cắt giảm các chương trình cải cách xã hội. Những người Cộng Sản
Tiệp Khắc bảo thủ cứng rắn đảm nhận các vị trí
then chốt trong chính phủ, và
Dubcek buộc phải cách chức các trợ lý cấp tiến của ông.
Trên thực tế TBT Dubcek ngày càng bị cô lập và sau cuộc
bạo loạn chống Liên Sô vào tháng 4 năm 1969
Dubcek đã bị cách chức tổng
bí thư,
và được thay thế bởi
Gustav Husak, một người sẵn sàng cộng tác với Liên Sô.
Rồi sau đó Dubcek bị
khai trừ khỏi Đảng Cộng Sản
Tiệp Khắc.
Vào năm 1989, khi các chính phủ cộng sản sụp đổ
trên khắp Đông Âu, người dân Tiệp Khắc ở khắp trong nước mạnh dạn tổ chức các cuộc biểu tình đòi cải cách dân
chủ. Vào tháng 12 năm 1989, Chính Quyền Gustav Husak phải
nhượng bộ yêu cầu của
người dân để thành lập một quốc hội
đa đảng.
Kết quả Husak phải từ chức, và lần đầu tiên sau gần hai mươi năm, Dubcek trở lại chính trường với tư cách là Chủ Tịch Quốc Hội Mới
của nước Tiệp Khắc.
Sau đó người dân Tiệp Khắc đã bầu Vaclav Havel, một nhà văn và là người bất đồng chính kiến
với người cộng sản Tiệp Khắc làm tổng thống Tiệp
Khắc.
Trong thời gian “Mùa Xuân Praha – Prague Spring 1968”, Tổng Thống Havel đã nổi tiếng ở trong nước và ở
hải ngoại. Sau cuộc xâm lược của Liên Sô, các tác phẩm của Havel
đã bị chính quyền thân Liên Sô cấm phổ biến và hộ chiếu của ông cũng bị tịch thu.
Hiện
nay, trong ba tuần lễ vừa qua, Lịch Sử Liên Sô đã đang lặp lại tính
cách một nước cộng sản đàn anh tấn công xâm lược một nước cộng sản
đàn em. Vào năm 1968 Nước Cộng Sản Đàn Anh là Liên Bang Sô Viết tấn công xâm lược nước Cộng Sản
Đàn Em là Tiệp Khắc, và bây giờ năm 2022 nước Cộng Sản Đàn Anh là Liên Bang Nga, (cũng đích thực là hậu duệ của Liên
Bang Sô Viết, vì tổng thống Nga hiện tại là Putin cũng là một hậu
duệ cộng sản cựu sĩ quan cấp tá tình báo phản gián KGB của Liên Sô), chủ động tấn công xâm lược nước Cộng Sản Đàn Em đã từng thuộc Liên Sô trước đây là
Ukraine.
Sau khi Liên Sô tan rã vào năm 1991, Ukraine đã rời xa Chủ Nghĩa Cộng Sản để trở thành một nước tự do dân chủ và rất mong muốn gia nhập khối Liên Âu – EU và Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương – NATO. Điều này trái với ý định của Nga-Putin một Hậu Duệ Liên Sô luôn luôn muốn làm sống lại Liên Sô bằng sức mạnh hiện tại của Liên Bang Nga thu phục trở lại các nước nhỏ trước đây đã thuộc Liên Sô như Ukraine, Armenia, Moldova, Estonia, Latvia, Lithuania, Georgia, Azerbaijan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Belarus, Uzbekistan, Turkmenistan, Kazakhstan. Vào năm 2008 Nga-Putin đã tấn công thu phục nước Georgia, và sau đó là nước Belarus về quỹ đạo của Nga-Putin.
Hơn nữa, Liên Bang Tân-Nga gọi tắt là Tân-Nga thành
công theo Chủ Thuyết Nga-Putin sẽ thiết lập một Liên Minh Quân Sự Kinh
Tế Âu-Á gồm có Nga Cộng, Trung Cộng, Việt Cộng, Hàn Cộng với hơn hai
phần ba dân số và lãnh thổ toàn cầu. Lúc đó liên minh này sẽ vô
địch thiên hạ, Liên Âu, NATO, ASEAN,... sẽ không là đối thủ của nó. Nhưng
bây giờ, khi Nga-Putin tấn công xâm lược Ukraine, việc làm đó đã đang
không làm chia rẽ khối Liên Âu và NATO với Mỹ Quốc, mà còn khiến cho
họ càng đoàn kết hơn để đối phó với Nga-Putin điên cuồng nguy hiểm.
Tuy nhiên, có
lẽ Nga-Putin ít nhiều hoang tưởng về sức mạnh của Tân-Nga và sự tuân
phục của Trung
Cộng đối với Đế Chế Tân Nga-Putin. Sự tranh giành ảnh hưởng cộng sản
đã từng xảy ra trước năm 1990 và chắc chắn sẽ xảy ra giữa Trung Cộng
và Nga Cộng trong thời gian sắp tới.
Vẫn còn một lý lẽ sau cùng sẽ gây trở ngại cho Nga-Putin
là “Mưu Đồ Của Nga-Putin Vĩ Đại, Nhưng Ý Trời Định Đoạt Cho Nga-Putin”. Ở đây muốn
nói tới Ý Trời là Lòng Dân vì Nga-Putin cũng lợi dụng những người
cộng tác với Nga-Putin tuyên truyền người dân ở những nơi bị chiếm
đóng trưng cầu dân ý để chấp nhận Nga-Putin, như trường hợp
năm 2014 đã sáp nhập lãnh thổ Crimea của -Ukraine.
Lần này, Nga-Putin
tấn công xâm lược cả nước Ukraine, vì tuyên truyền mị dân nên Nga-Putin
cứ lầm tưởng rằng người dân Ukraine cầm sẵn những vòng hoa chào đón
anh lính Nga xâm lược đến giải phóng cho họ thoát khỏi gông cùm
Phác-xít Ukraine. Nhưng sự thật trái ngược khác với tuyên truyền của
Nga-Putin, toàn thể người dân Ukraine đã và đang anh dũng, đoàn kết cầm súng chiến đấu chống
quân xâm lược Nga-Putin. Quả thật,
Lòng Dân Ukraine là Ý Trời Định Đoạt Cho Nga-Putin trong sự nghiệp xây
dựng Đế Chế Tân Nga-Putin.
Vì đã sử dụng
vũ lực khủng khiếp tàn phá các khu dân cư, giêt chết quá nhiều
thường dân, cộng chung với sự gian xảo tuyên truyền dối trá, nên
Nga-Putin thất bại và tiêu tan sự nghiệp. Mưu Đồ Của Nga-Putin Vĩ Đại, Nhưng Ý Trời Lòng Dân Định Đoạt
Cho Nga-Putin Thất Bại. Nga-Putin Không Thể Thiết Lập Được Một Liên Minh
Quân Sự Kinh Tế Âu-Á Gồm Có Nga-Cộng, Trung Cộng, Việt Cộng, Hàn
Cộng Để Làm Bá Chủ Thế Giới. Nga-Putin Ra Đi Sớm Chừng Nào Sẽ Có
Rất Nhiều Người Dân Nga Và Người Dân Ukraine Tránh Khỏi Khốn Khổ,
Chết Và Bị Thương Nhiều Chừng Nấy./.
@Dr.TristanNguyen@WashingtonDC.03162022
Comments